Học sinh trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà với cuộc thi KHKT

Thứ ba - 04/01/2022 00:00

Học sinh trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà với cuộc thi KHKT

Học sinh trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà với cuộc thi KHKT

Hưởng ứng phòng trào về các cuộc thi dành cho HS cấp THCS và THPT do ngành Giáo dục tổ chức - một trong những cuộc thi  thu hút được đông đảo lượng HS trong các nhà trường tham gia đó là cuộc thi Khoa học kĩ thuật.Trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà có thể nói là một cái “ nôi” của cuộc thi này: Từ những năm đầu triển khai và tổ chức cuộc thi thì năm nào nhà trường có sản phẩm tham gia và được Ban tổ chức đánh giá là rất chất lượng. Các sản phẩm tham gia đạt được những giải cao cấp huyện, cấp tỉnh và còn được lựa chọn tham dự thi cấp Quốc gia.

Năm học 2021 – 2022 đối với các em HS và với nhà trường phải nói là một năm học rất đặc biệt vì tình hình dịch bệnh Covid. Các em vừa phải trải qua giai đoạn thật khó khăn và vất vả. Song những khó khăn vất vả đó cũng đã không thể cản trở hay làm lung lay được những ý tưởng cũng như những kế hoạch đã đặt ra ngay từ đầu năm học của các em. Trong thời gian dịch bệnh diễn ra: có em cách ly tại nhà, cũng có em thì đi cách ly ở khu cách ly tập trung; nhưng các em vẫn lên kế hoạch để triển khai những dự án của nhóm bằng cách trao đổi qua online. Sau khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn thì các em tập trung hoàn thiện ý tưởng với  sản phẩm để tham gia dự thi. Có 5 sản phẩm được Hội đồng Ban giám khảo nhà trường lựa chọn tham gia thi cấp huyện.

1. Máy sấy khử khuẩn sử dụng năng lượng xanh (thuộc lĩnh vực cơ khí)

2. Xe vận chuyển tiện ích (thuộc lĩnh vực cơ khí)

3. Hệ thống diệt khuẩn đa năng phòng chống Covid

4. Xử lý tái sử dụng chất thải từ dứa (thuộc lĩnh vực kĩ thuật môi trường)

5. Sống chung với Covid-19 (thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi)

Các sản phẩm dự thi đều được Ban giám khảo cấp Huyện đánh giá rất cao. Trong 4 sản phẩm được đạt giải cấp huyện thì có 2 sản phẩm được lựa chọn tiếp tục tham gia thi cấp tỉnh.

Tất cả các sản phẩm đều xuất phát bởi những lí do nghe rất đơn xơ, mộc mạc và thân thuộc từ cuộc sống của các em: Chẳng hạn như những đồ gia dụng trong căn bếp của mẹ ( thớt, đũa, cốc, thìa… dùng lâu ngày sẽ bị nấm mốc). Hay muốn hâm nóng bình sữa để em bé uống đảm bảo hơn và đồ ăn, thức uống… Rồi mỗi khi cả nhà đi làm về muộn muốn dã đông thức ăn để chế biến cho nhanh; khi mất điện cần quạt mát cho em bé và thắp sáng căn bếp của mẹ … Với những lí do nghe rất đơn giản và mộc mạc làm sao đúng không các bạn? Vâng, nhưng chỉ cần vậy cũng đã đủ để thôi thúc các em có những ý tưởng và đã cho ra đời những thiết bị thật ý nghĩa và rồi “Máy sấy khử khuẩn sử dụng năng lượng xanh” được ra đời từ hai “nhà khoa học trẻ tuổi” Đỗ Tùng Dương và Lò Thị Kiều Oanh HS lớp 9A3

Làm thế nào để ta phòng và tránh được Covid - 19? Rồi làm thế nào để ta có thể sống chung với Covid - 19? Đây là câu hỏi trăn trở đối với tất cả chúng ta và cũng là lí do mà khiến 2 HS Vì Thị Liên và Lường Thái Hoàng lớp 9A3 trăn trở nghiên cứa tìm ra các giải pháp nhằm trang bị cho tất cả các bạn đặc biệt là với các bạn HS trong nhà trường những kĩ năng sinh tồn và kĩ năng công nghệ thông tin để có thể sống chung an toàn với dịch bệnh. Và rồi các bạn ý đã tìm ra được rất nhiều giải pháp hay giúp tất cả chúng ta có thể sống chung an toàn với dịch bệnh này như: Thành lập đội tuyên truyền và giám sát, thi vẽ tranh và sáng tác truyện tranh với chủ đề chúng em chiến thắng đại dịch Covid, diễn tập tình huống giả định….. và đây là một số hình ảnh được nhà nhiếp ảnh gia Hương Trần đã ghi lại được trong quá trình các bạn ý thực hiện dự án:

 

Phòng chống dịch Covid không chỉ dừng ở các giải pháp trên mà các em còn thiết kế được “ Hệ thống diệt khuẩn đa năng phòng chống dịch Covid” từ 2 nhà sáng chế Nguyễn Trung Hiếu và Nguyễn Khánh Chi với những hiệu quả như:

 Việc khử khuẩn cốc uống nước và các vật dụng cá nhân hiệu quả đảm bảo an toàn vệ sinh và phòng tránh lây lan dịch bệnh do tiếp xúc chung cốc, cầm vào khóa bình nước để mở vòi lấy nước uống và các vật dụng cá nhân nơi trường học, công sở, công ty, nơi công đồng một cách thuận tiện và một cách hiệu quả và an toàn hợp vệ sinh, hiệu quả. Và diệt khuẩn được lượng nước uống thừa còn xử dụng được để rửa tay.

 Việc diệt khuẩn khẩu trang hoặc diệt huẩn những đồ vật cá nhân mà nghi ngờ bị nhiễm khuẩn như chìa khoá, khăn quàng, đồ dùng học sinh như: Khăn mặt, bút, khăn quàng, thước kẻ, compa; bát, đũa, thìa…nơi trường học, công sở…một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

Trong cuộc sống có rất nhiều hoạt động cần đến sức khoẻ của con người cũng như vật nuôi, chẳng hạn như việc mang, vác vận chuyển đồ vật, hang hoá( thóc, lúa, gạo, ngô, mì tôm….). Việc vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác, từ nơi này đến nơi khác đã rất là vất vả rồi lại còn vận chuyển lên một độ cao nhất định càng vất vả và đòi hỏi nhiều công sức lao động cũng như cần nhiều người hơn

Cũng từ những lí do đó mà 2 nhà thiết kế nữ của lớp 8A4 là Nguyễn Phương An và Tòng Huyền Linh đã nảy ra ý tưởng “ thiết kế một cái xe” có thể giúp chúng ta vận chuyển hàng hoá một cách đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Và rồi với sư trợ giúp của thầy giáo kiêm thợ cơ khí Ngô Hiến thì dự án của 2 bạn ý được triển khai và cũng đã hoàn thành. Trong thời gian thầy trò các bạn ý mải mê nghiên cứu thiết kế thì nhiếp ảnh gia Thuý Hoàng ghé thăm và cũng đã ghi lại được một số hình ảnh tư liệu:

Khi du khách ghé thăm xã Mường Nhà thì các du khách khi về không thể không nhắc tới một loại quả đến từ bà con người dân tộc H’Mông – một loại quả đã góp phần một phần nhỏ giúp cho người dân ở khu vực xã Mường Nhà, Na Tông thoát khỏi cảnh khó khăn về kinh tế. Và cũng là một loại quả có thể chế biến rất nhiều sản phẩm( các loại nước ép tươi, mứt, cốc - tai, bánh kẹo…  Chắc hẳn mọi người đã đoán ra tôi đang muốn nhắc đến loại quả nào rồi đúng không? Vâng, đó chính là quả Dứa – Dứa Pu Lau.

Bên cạnh những ứng dụng thật hữu ích từ phần thịt quả thì khi thu hoạch một trong những thứ mà làm cho mọi người sẽ e ngại và không khỏi lo lắng vì nó có thể ảnh hưởng đến môi trường… đó chính là phần mà ta cho là phần “ bỏ đi” – vỏ quả dứa. Nhưng không, không có gì gọi là bỏ đi các bạn à!

Vừa đến nơi tôi đã bắt gặp hình ảnh 2 kĩ sư trẻ là Sùng Kim Dung và Tòng Xuân Duy đang say xưa nghiên cứu dự án “ xử lý tái sử dụng chất thải từ dứa”. Nhìn 2 kĩ sư làm việc quên cả thời gian, quên cả sự mệt mỏi cũng đã khiến tôi không khỏi sự tò mò và rồi tôi cũng vào tận nơi để xem họ đang nghiên cứu những gì mà say xưa vậy! Vâng, thật sự phải nói là được mở mang và nể các bạn ý thật: Các bạn ý đang thu gom vỏ quả dứa để ủ. Khi hỏi về mục đích của công việc các bạn đang làm thì 2 bạn nhanh nhẹn, mạnh dạn chia sẻ công dụng tái chế vỏ quả dứa:

          - Tạo ra nguồn phân hữu cơ.

          - Tạo ra nguồn thức ăn dự trữ, giàu dinh dưỡng cho trâu bò trong mùa đông khi nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm và thời tiết khắc nghiệt.

          - Tạo ra các loại dung dịch có khả năng tẩy rửa và khử mùi.

          - Tạo ra loại nước đa năng, có tác dụng diệt muỗi, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, khử mùi cống rãnh, dùng để tẩy da chết hoặc rửa xoong nồi, bát đĩa.

Ôi thật tuyệt vời phải không các bạn! Vậy mà bấy lâu không biết mình cứ vứt đi và lại còn làm ảnh hưởng đến môi trường sống nữa chứ! Vâng vậy từ nay chúng ta nên gom các loại vỏ quả đặc biệt là vỏ quả dứa để ta chế biến các loại nước tẩy rửa dùng trong gia đình vừa an toàn, sạch sẽ lại góp phần bảo vệ môi trường các bạn nhé!- Bảo vệ môi trường sống, hạn chế rác thải ra môi trường.

Với sự chỉ đạo và quan tâm sát xao từ Ban giám hiệu nhà trường tới các cuộc thi dành cho học sinh đặc biệt là cuộc thi Khoa học kỹ thuật và sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng đã thôi thúc sự hứng thú tìm tòi nghiên cứu khoa học của các em học sinh từ các khối lớp. Nhìn các em nghiên cứu, làm việc say mê và thích thú cũng đã làm cho các thầy cô giáo thêm ấm lòng vì đã truyền tải tới các em lượng tri thức cơ bản, thôi thúc các em vận dụng và tìm hiểu thêm các vấn đề trong cuộc sống. Các em cũng sẽ vận dụng được những kiến thức nắm bắt được trên lớp để giải thích được các hiện tượng trong thực tế. Chúc các em luôn có nhiều ý tưởng hay và thiết thực để góp phần xây dựng “nôi” khoa học của nhà trường thêm phần phát triển và vững mạnh hơn. Từ đây cũng sẽ thúc đẩy phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trên địa bàn huyện ngày càng phát triển.

                                                                                                                          Tác giả: Hoàng Thị Thuý

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập400
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm383
  • Hôm nay244
  • Tháng hiện tại1,190
  • Tổng lượt truy cập268,052
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi